Baillot & Balfour Endowment Award for most outstanding final year student in photography. ​
Perimeter Books Award (portfolio review): most potential for publication.

​Blindside Award.


SUNSHINE

On January 15th 2022, I moved to Sunshine, an inner-western suburb of Melbourne, where I rented out a bedroom in Mrs. Hoang Anh’s home. Sunshine is known for its vibrant Vietnamese community, the best bang-for-buck Banh Mi in Melbourne and, based on the criminal activity here, nicknames like ‘Scumshine’ or ‘Stabshine’.

More often than not, Vietnamese diasporas in Australia live under a state of loss. After the American War ended, the Vietnamese Communist Party won against the South and reunified the nation. In opposition to this regime, millions of Vietnamese fled the country to America, Canada or Australia most commonly through boats. With the influx of Vietnamese immigrants to Sunshine in the late 1970s, the suburb is now superimposed by the Vietnamese community to resemble a faux representation of their home nation, one they could not return to. Their lives on this foreign land that once aided in invading their homeland are relived through scenic photographs of Vietnam hung in dimly lit restaurants and burning incense as they pray to their ancestors for a better fortune.

Without direct relation to the immigrant experience, I look at Sunshine and its surrounding areas from a dual-outsider perspective. I am neither an Australian nor a post-American War refugee. Yet, this has proven to be two sides of the same coin, as the effect of Australia’s colonialist history coincides with the aftermath of the American War. With reconciliation deemed unlikely in the near future, this has further driven the distance with their home nation among the first generation Vietnamese-Australians, as well as the loss in transition many second generation immigrants suffer from.

Through browsing the local news, internet archives and word-of-mouth, I discovered deconstructed stories without a beginning nor an end. Unlike its name, Sunshine slowly unravels its issues: the inter-generational division of cultures, races and religions. I use photography not only to document Sunshine, but also confront my outsider status in Australia. I am constantly reminded that I am 7000 km away from my home in Vietnam, in a suburb that disguises itself as home.

 

Ánh Dương

Ngày 15/1/2022, tôi xách vali tới Sunshine, một khu ngoại ô ở phía Tây Melbourne, nơi tôi thuê một phòng ngủ trong căn nhà của mẹ con cô Hoàng Anh và anh Nam. Sunshine nổi tiếng vì có cộng đồng người Việt nhập cư lớn mạnh, giá trung bình cho món bánh mì rẻ nhất Melbourne, và cái tên bắt tai hứa hẹn sự ấm cúng, chào đón những du học sinh xa nhà.

Những người Việt nhập cư nơi đây thường sống trong nỗi đau mất mát. Vào những năm cuối thập niên 70, những “thuyền nhân” cập bến Adelaide để tìm cuộc sống mới, tại chính quốc gia đã hỗ trợ đánh chiếm chốn quê nhà. Nhiều trong số họ chọn khu ngoại ô Sunshine làm nhà. Giờ đây Sunshine lấp liếm những cải dạng thành một chốn quê hương mà họ không thể trở về. Cuộc sống đương thời tại nơi xa đất khách là sự ảo vọng về đất mẹ, thông qua những khung ảnh mỹ miều của thiên nhiên Việt Nam treo trong quán ăn đèn mờ hay tập tục thờ cúng kính mong sự bảo hộ của tổ tiên.

Thiếu liên hệ trực tiếp tới trải nghiệm nhập cư này, tôi nhìn Sunshine qua lăng kính của hai kẻ ngoài cuộc. Tôi không phải người Úc, cũng chẳng phải một thuyền nhân hậu chiến tranh Đông Dương. Dẫu vậy, hai danh tính này có liên hệ mật thiết, là hai mặt của chung một vấn đề. Lịch sử thực dân hoá lãnh thổ của Úc Đại Lợi có những trùng lặp song song với hậu quả của cuộc xâm lược đế quốc Mỹ trên đất Việt. Với diễn biến hoà giải phức tạp, khoảng cách với quê nhà giữa những người nhập cư gốc Việt đời đầu càng gia tăng, cũng như những nỗ lực hàn gắn cội nguồn trong sự chuyển tiếp thế hệ F2.

Tôi đã thu nhập những tài liệu báo chí địa phương, truy tìm qua mạng và nghe lời kể của cộng đồng nơi đây, để tìm những câu chuyện không hồi kết. Trái với tên gọi “Ánh Dương”, Sunshine dần để lộ ra khúc mắc về những vấn đề đa chủng tộc, đa tôn giáo và đa thế hệ. Sự thiếu hoà nhập của những nhóm người trên mảnh đất của tộc Wurundjeri phảng phất những vũ lực vô hình. Những căng thẳng tiềm tàng của danh tính Úc vô định. Nhiếp ảnh không còn chỉ là công cụ ghi hình, mà còn là cách tôi đối diện với trạng thái người ngoài cuộc. Tại một nơi cách nhà 7000 cây số, tôi bắt gặp một khu ngoại ô đang đóng giả làm nhà.

lenguyenphuong.com

instagram: @phuong.io

, , ,
Phương Nguyên Lê